Viêm da cơ địa được coi là một bệnh mãn tính, chúng tiến triển thành từng đợt và xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh thường có một số triệu chứng điển hình như da khô, ngứa và có nguy cơ bị bội nhiễm cao. Vậy bệnh lý này là gì? Do nguyên nhân nào gây nên? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này để có câu trả lời chính xác nhất.
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là bệnh lý có liên quan đến cơ địa. Chàm thể tạng, eczema là một trong những tên gọi khác của căn bệnh này. Tỷ lệ người mắc phải bệnh lý này ở nước ta khá cao lên đến khoảng 20% dân số.
Bệnh viêm da thường xuất hiện theo từng đợt, kèm theo đó là các vùng da nổi mẩn ngứa, gây tổn thương dạng chàm.
Bệnh thường xuyên xuất hiện ở trẻ em và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh tuy không bị lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng lại có yếu tố di truyền. Do đó những người mắc phải bệnh lý này đều đa số có tiền sử bệnh hoặc gia đình có các thành viên mắc phải bệnh viêm da, dị ứng,…

Triệu chứng viêm da cơ địa
Khi bị viêm da cơ địa chúng ta có thể dễ dàng nhận biết thông qua nhiều triệu chứng điển hình khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên căn cứ vào từng đối tượng mắc bệnh để nhận biết như vậy mới có sự chuẩn đoán chính xác nhất.
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm da cơ địa trẻ sơ sinh thường là bệnh lý gặp nhiều nhất ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Nhận biết và điều trị bệnh sớm đúng cách sẽ giúp cho trẻ tránh được những ảnh hưởng, phiền toái do chúng gây nên.
Viêm da cơ địa trẻ sơ sinh khá phức tạp thường do yếu tố di truyền gây nên. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu như cha hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì tỷ lệ trẻ bị bệnh cũng sẽ cao hơn.
Ngoài ra, những trẻ có cơ địa mẫn cảm hay bị dị ứng như thức ăn, thời tiết, hen suyễn … hoặc khi sống trong môi trường ẩm thấp, ô nhiễm cũng rất dễ bị viêm da cơ địa hơn bình thường.
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường có một số biểu hiện để nhận biết bằng mắt thường như : Xuất hiện các đám đỏ trên da gây ngứa, xuất hiện nhiều mụn, dễ vỡ, da bị đóng vảy.
Sau khoảng 34 tuần khi trẻ bị viêm da cơ địa sẽ có những đợt bùng phát cấp tình gây nên những đám đỏ cho da và gây ngứa.
Da của bé có những mụn nước nông, xuất tiết dễ vỡ và bị đóng vảy. Trong một số trường hợp có thể dẫn tới tình trạng bội nhiễm.
Các dấu hiệu sưng các hạch lân cận.
Những vùng da của bé bị tổn thương do bệnh gây nên phần lớn là vùng da đầu, vùng trán, vùng cổ, tay chân và thân mình. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là viêm da cơ địa mặt của trẻ.
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh do rất nhiều nguyên nhân gây nên như :
Do di truyền : trong gia đình có cha hoặc mẹ bị chàm da, viêm da thì trẻ cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
Do cơ địa : Những người có cơ địa hay bị dị ứng khi gặp phải những tác nhân sẽ gây nên bệnh viêm da. Bệnh có thể phát triển nặng hơn và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Do thời tiết : Nếu như thời tiết có sự thay đổi bất thường, đặc biệt là vào mùa lạnh cũng khiến cho trẻ dễ bị viêm da cơ địa hơn.

Viêm da cơ địa ở trẻ em
Theo nhiều nghiên cứu khảo sát cho thấy có khoảng 40-60% trẻ em bị viêm da cơ địa. Đây là một căn bệnh dù không quá nguy hiểm nhưng chúng cũng có thể gây nhiều phiến toái và khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ như :
Trong gia đình có người thân đã từng mắc bệnh viêm da. Cho dù có chữa trị triệt để thì trẻ con vẫn có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.
Trẻ hay tiếp xúc với những loại đồ vật có khả năng gây ngứa như vòng đeo cổ, vòng đeo tay cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Nếu như trẻ hay bị dị ứng với thức ăn hay dị ứng khi thay đổi thời tiết, môi trường không khí sống thì nguy cơ mắc phải bệnh viêm da cũng cao hơn so với bình thường.
Trẻ bị viêm da cơ địa bội nhiễm do sức đề kháng còn yếu, chưa đủ khả năng để chống lại những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Cơ thể trẻ không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết dẫn tới khả năng hoạt động của gan, thận trong việc bài trừ chất độc sẽ kém hiệu quả hơn.
Một nguyên nhân khác gây nên bệnh lý này là do cha mẹ cho trẻ em ăn quá nhiều các thực phẩm cay nóng. Hoặc những loại trái cây có tính nóng thì nguy cơ bị viêm da cũng sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn.
Thông thường các biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa trẻ em thường rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Điều này đã gây nên không ít khó khăn cho việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi trẻ bị viêm da cơ địa thường có một số triệu chứng điển hình sau đây :
- Trên bề mặt da của trẻ xuất hiện những mảng da đỏ, ngứa và khô do bị viêm.
- Da của trẻ liên tục bị ngứa, chính vì vậy trẻ liên tục gãy làm trầy xước da. Một số trường hợp nặng hơn có thẻ gây phồng rộp, chảy nước, đóng vảy do nhiễm trùng. Nếu như trẻ mắc bệnh này trong thời gian dài thì các vùng da bị viêm có thể sần sùi và chuyển sang màu đậm hơn.
- Ngoài ra, bệnh viêm da cơ địa ở ở mặt, viêm da cơ địa ở tay, viêm da cơ địa ở chân, da đầu, đầu gối. Những trường hợp nghiêm trọng hơn thì có thể lan rộng toàn thân.
Những triệu chứng này thường khiến cho trẻ cảm thấy khá mệt mỏi, khó chịu. Chính vì vậy, chúng sẽ gây ảnh hưởng tới việc ăn uống cũng như sự phát triển của trẻ. Do vậy, các bậc phụ huynh ngay khi nhận thấy trẻ của mình có những dấu hiệu trên nên đưa đi thăm khám và tìm biện pháp chữa trị kịp thời, không nên chủ quan có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn.
Viêm da cơ địa ở người lớn

Người lớn cũng là một trong những đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm da cơ địa. Nếu như không phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý cũng như thẩm mỹ của người bệnh. Ngoài ra, những tổn thương trên da thường khiến cho người bệnh mất tự tin, ngại giao tiếp hơn.
Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn thường có một số biểu hiện như sau :
- Trên bề mặt da hình thành nhiều mụn nước.
- Da có những nốt mẩn đỏ dẹt trên da.
- Người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở những vùng da bị tổn thương.
- Xuất hiện phù nề kèm theo đó là cảm giác nóng ran, xót ngứa khi đổ mồi hôi.
- Vùng nang lông như lông mi, lông mày sẽ có sừng dày.
Những dấu hiệu này nếu như không phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Cảm giác ngứa ngáy khiến cho người bệnh luôn muốn gãi từ đó gây trầy xước da làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Không chỉ vậy, khi tình trạng này kéo dài còn khiến cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào những vùng da bị tổn thương gây nên hiện tượng bội nhiễm.
Ngoài ra, ở một số trường hợp người lớn khi mắc bệnh còn có thể kèm theo một số triệu chứng khác nhau như : Mệt mỏi, sốt nhẹ, tổn thương nội tạng. Nếu như người bệnh nhận thấy mình có những triệu chứng này thì nên đi thăm khám và điều trị kịp thời để không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mình.
Nguyên nhân viêm da cơ địa
Có thể thấy viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh bùng phát nhiều nhất vào nhóm trẻ em dưới 2 tuổi. Bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố trong cuộc sống nên việc nhận biết nguyên nhân là điều rất quan trọng để có thể chữa trị mang lại hiệu quả cao.
Thông thường, bệnh viêm da cơ địa thường do một số nguyên nhân sau gây nên như :
Nguyên nhân viêm da cơ địa do yếu tố di truyền là phổ biến nhất. Theo thống kê có đến 80% các trường hợp bệnh nhân bị viêm da do có bố hoặc mẹ mắc phải căn bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh do di truyền có khả năng cao liên quan đến một số gen quan trọng trong cơ thể bệnh nhân nằm trên một số nhiễm sắc thể nhất định. Những gen này có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu bị viêm da cơ địa do di truyền thì rất khó để phòng tránh cũng như có thể áp dụng các biện pháp dự phòng để can thiệp từ sớm.
- Tác nhân kích thích từ bên trong cơ thể
Những yếu tố tác động kích thích từ bên trong cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Các tác nhân đó có thể bao gồm :
Quá trình thay đổi nội tiết tố từ bên trong cơ thể ở một lứa tuổi nhất định.
Những yếu tố có liên quan đến thần kinh, căng thẳng, stress hoặc các chấn thương về mặt tâm lý.

Hoặc một số rối loạn trong cơ thể đặc biệt là những rối loạn có liên quan đến quá trình chuyển hóa.
Những tác nhân này tuy không làm ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng chúng có thể tạo nên những thay đổi có liên quan đến các hóa chất, tác động trực tiếp đến quá trình nuôi dưỡng, bảo vệ và tái tạo làn da, từ đó khiến cho bệnh viêm da có cơ hội bùng phát.
- Tác nhân kích thích từ bên ngoài cơ thể
Những tác nhân này có tác động trực tiếp lên da và xuất hiện trong quá trình sinh hoạt thường ngày của chúng ta. Các tác nhân tác động từ bên ngoài như phấn hoa, bụi bẩn, lông vật nuôi, vi khuẩn, virus, các loại hóa chất, mỹ phẩm và một số loại thuốc…
Ngoài ra, các yếu tố khác như khí hậu, môi trường nhiệt độ, độ ẩm cũng có thể tác động trực tiếp lên bề mặt da gây nên những biến đổi về cấu trúc, hình thái và sức khỏe. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta rất khó có thể phòng tránh được.
- Liên quan đến hệ miễn dịch
Một nguyên nhân khác gây nên bệnh viêm da cơ địa đó chính là có liên quan đến hệ miễn dịch. Bất cứ thay đổi nào cũng có thể làm ảnh hưởng tới hàng rào bảo vệ, gây tổn thương suy giảm sức khỏe trên da. Một số vấn đề có liên quan đến hệ miễn dịch như :
Thay đổi hệ miễn dịch trong máu của người bệnh.
Thay đổi số lượng bạch cầu cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Một số yếu tố khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hệ miễn dịch.
- Do ảnh hưởng của yếu tố IgE trong máu
Nồng độ IgE trong máu cũng là một trong những yếu tố quyết định đến việc ai có thể bị viêm da cơ địa hay không. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy yếu tố IgE này có liên quan trực tiếp đến các hoạt động của tế bào mast dưới da. Nếu như gặp phải những yếu tố bất lợi và kích ứng da thúc đẩy giải phòng histamine và một số chất hóa học trung gian gây nên các phản ứng viêm da cơ địa tại chỗ.
Ngoài ra, viêm da cơ địa còn do một số nguyên nhân điển hình và phổ biển sau:
Do một số bệnh lý ảnh hưởng tới hệ miễn dịch như viêm mũi, dị ứng.
Các bệnh lý có liên quan đến chuyển hóa như tăng men gan và các bệnh có liên quan đến gan.
Thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây nên bệnh viêm da cơ địa và khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.
Vì sao viêm da cơ địa tái đi tái lại?

Viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần có thể do các nguyên nhân sau gây nên như:
Yếu tố di truyền: Đây là bệnh lý di truyền, chính vì vậy nếu bạn có điều trị khỏi thì chúng vẫn có thể tái phát lại khi gặp điều kiện thuận lợi.
Dị ứng hóa chất: Nếu như người bị viêm da cơ địa thường xuyên làm việc trong các môi trường độc hại, có nhiều hóa chất khiến cho bệnh dễ bị tái phát.
Dị ứng với thực phẩm: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh viêm da cơ địa có thể tái đi tái lại nhiều lần.
Ô nhiễm môi trường sống: Ô nhiễm môi trường sống khói bụi, nguồn nước cũng là một trong những yếu tố khiến cho bệnh viêm da dễ dàng tái phát trở lại.
Ngoài ra, bệnh viêm da cơ địa tái phát nhiều lần còn có thể do vệ sinh kém, căng thẳng, mệt mỏi, sức đề kháng yếu, cơ địa nhạy cảm… Đây đều là những điều kiện lý tưởng để cho vi khuẩn dễ dàng tấn công xâm nhập. Chính vì vậy, bạn nên chủ động chăm sóc cơ thể của mình thật tốt để tránh bệnh tái đi tái lại nhiều lần.
Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Bệnh viêm da cơ địa nếu như không được chữa trị kịp thời, đúng phác đồ điều trị thì có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, tính thẩm mỹ. Ngoài ra, nếu như người bệnh tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà này đều đã khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, gây rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.
Việc điều trị bệnh càng sớm càng tốt, vì nếu như để lâu bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Các biểu hiện bệnh thường xuyên, càng ở mức độ nặng càng khiến cho người bệnh bị ngứa ngáy và gãi nhiều. Điều này dễ làm cho da bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây mưng mủ. Nếu để lâu sẽ hình thành những tổn thương sâu, để lại sẹo vĩnh viễn gây ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ của người bệnh.
Ngoài ra, bệnh viêm da cơ địa nếu như không được địa trị kịp thời và dứt điểm còn có thể khiến cho người bệnh bị đau dây thần kinh, đau cơ và tình trạng viêm nhiễm xuất hiện ngày càng nhiều ở mặt.
Khi mang thai nếu như bị viêm da còn có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của người mẹ từ đó tác động không tốt tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Làm gì khi bị viêm da cơ địa?
Nếu khi bị viêm da cơ địa cách tốt nhất để chữa trị nhanh chóng, bệnh không tái phát cũng như không gây nên những biến chứng nguy hiểm thì cách tốt nhất bạn nên đi thăm khám.
Ngay khi bạn nhận thấy mình có những dấu hiệu sau thì nên đi gặp bác sĩ:
Da xuất hiện các mảng đỏ, dẹt gây ngứa ngáy khó chịu
Da mưng mủ, xuất hiện từng bãi nghiêm trọng
Da sần sùi sậm màu hơn so với bình thường
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ như trên bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định cũng như chuẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Khi đi khám bạn nên nêu rõ những dấu hiệu khó chịu như thế nào, bệnh kéo dài trong bao lâu.
Qua những thông tin mà bạn cung cấp các bác sĩ sẽ nhanh chóng chuẩn đoán bệnh chính xác cũng như đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Điều trị viêm da cơ địa
Mục đích của cách điều trị viêm da cơ địa là để giảm viêm, giảm ngứa đồng thời ngăn chặn bệnh tái phát trong tương lại và không để biến chứng. Hiện nay có rất nhiều cách điều trị khác nhau như sử dụng thuốc hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian điều trị tại nhà.
Thuốc điều trị viêm da cơ địa
Hiện nay, đang có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm da cơ địa được các bác sĩ chỉ định như:

Kem dưỡng ẩm: Nếu bạn sử dụng kem dưỡng ẩm cũng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu một cách nhanh chóng. Ngoài việc cấp ẩm, loại kem này còn thường xuyên dưỡng ẩm giúp da trở nên mềm mại hơn, nhất là trong điều kiện thời tiết hanh khô.
Kem chống ngứa: Khi sử dụng kem chống ngứa bôi vào các vùng da có triệu chứng sẽ giúp giảm nhanh các cơn ngứa.
Kem kháng viêm: Loại kem này có tác dụng phản ứng viêm tại chỗ khiến cho các triệu chứng giảm bớt, da bớt ngứa, đỏ, sưng tấy. Tuy nhiên, bạn cần phải hạn chế bôi kem thì tình trạng đã giảm bớt. Vì nếu dùng kéo dài kèm kháng viêm sẽ gây tác dụng phụ như làm đổi màu da, mỏng da, mọc lông và dễ làm da nhiễm trùng hơn. Các kem kháng viêm có corticoid chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tùy vào tính chất tổn thương, bác sĩ sẽ kê dạng hoạt chất từ nhẹ đến nặng.
Kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh có nhiễm trùng da các bác sĩ cùng sẽ kê thêm kháng sinh trong một thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu vết thương có hiện tượng hở, chảy dịch người bệnh cần phải vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để tránh bội nhiễm.
Cách điều trị viêm da cơ địa tại nhà
Hiện nay, ngoài việc sử dụng các loại thuốc điều trị viêm da dị ứng thì bạn còn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để chữa trị tại nhà:
Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt: Đây là một trong những bài thuốc trị viêm da cơ địa hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Lấy khoảng 40g lá lốt, rửa sạch ráo nước. Sau đó bạn mang đi xay nhuyễn, pha với nước ấm để uống.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước xay lá lốt để bôi ngoài da. Giã nhỏ lá với một ít muối, đắp vào vùng da bệnh trong khoảng 1 giờ sau đó rửa sạch lại với nước.
Cây sài đất chữa viêm da cơ địa: Dùng 100g sài đất rửa sạch, để ráo nước sau đó ngâm với nước muối loãng. Bạn đem giã nát với một chút muối hạt, pha với nước ấm. Bạn chắt lấy nước cốt vừa giã được dùng để uống còn phần bã dùng để đắp lên khu vực da bị viêm nhiễm. Với bài thuốc này sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do bệnh gây nên.
Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa: Có thể sử dụng cây vòi voi để trị viêm da cơ địa, bạn có thể dùng để đắp lên da hoặc đun nước uống. Dùng khoảng 60g lá vòi voi, rửa sạch giã nhuyễn sau đó đắp lên vùng da bị bệnh. Nếu đun nước uống, người bệnh cần cẩn trọng. Cây vòi voi có thể gây ngộ độc, không sử dụng cho phụ nữ có thai và người già yếu,…
Viêm da cơ địa ăn gì?
Viêm da cơ địa ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người đặt ta. Bởi một chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng trong việc chữa trị. Để tăng hiệu quả, giảm nhẹ các triệu chứng thì người bệnh nên ăn một số thực phẩm sau đây:
Ăn thực phẩm giàu vitamin: Thực phẩm giàu vitamin sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, E từ các loại rau xanh hoa quả tươi là một trong những điều mà người bệnh cần phải nắm được.
Bổ sung các thực phẩm có tính chống viêm: Các loại thực phẩm như thịt heo, cá sẽ giúp các mô liên kết dưới da được chặt chẽ hơn, đồng thời hạn chế những tổn thương do viêm da cơ địa gây nên. Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung các hạt lanh, dầu anh thảo, dầu cá để tăng cường omega3 giúp giảm viêm, giảm ngứa, đau rát họng…

Ăn nhiều các loại ngũ cốc: Ngũ cốc cũng là một trong nhóm thực phẩm mà người bị viêm da cơ địa nên ăn. Những loại ngũ cốc giúp cung cấp năng lượng dồi dào, chứa nhiều protein, chất xơ và chất béo lành mạnh, loại đi cholesterol xấu. Một số loại ngũ cốc mà bạn nên bổ sung như lúa mạch, yến mạch, kiều mạch…
Nhóm thực phẩm giàu Probiotic: Bổ sung probiotic có lợi cho những ai đang bị viêm da cơ địa. Bởi chúng có tác dụng quan trọng đối với da trong việc tái tạo sau tổn thương do viêm da cơ địa, giúp lên da non và không để lại sẹo thâm. Pho mát mềm là một nguồn cung cấp lợi khuẩn probiotic tốt nhất để giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, cải thiện tổn thương do bệnh viêm da cơ địa.
Nhóm thực phẩm chứa kẽm: Kẽm là chất rất cần thiết và quan trọng trong việc lọc gan, sửa chữa những tế bào hư hỏng đồng thời nạp oxy. Không chỉ vậy, kẽm còn giúp ngăn chặn bệnh viêm da cơ địa không cho tái phát, chữa lành những tổn thương. Kẽm giúp giảm viêm, thiếu hụt kẽm là nguyên nhân gây nên bệnh viêm cơ địa.
Uống mật ong: Mật ong là một trong những nguồn cung cấp calo hoàn hảo và lành mạnh cho cơ thể. Bởi mật ong có tính giảm viêm, giảm sưng đau và đẩy nhanh quá trình lành vết thương hình thành da mới. Người bệnh có thể uống trực tiếp một thìa mật ong hoặc có thể pha với nước ấm để uống mang lại hiệu quả cao hơn.
Viêm da cơ địa kiêng gì?
Người bệnh viêm da cơ địa nên kiêng một số thực phẩm sau:
Thức ăn dễ dị ứng: Người bệnh viêm da cơ địa nên kiêng ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, thịt bò, thịt dê, thịt gà, trứng gà, sữa hoặc các thực phẩm từ sữa, rau muống. Nếu bạn chưa biết trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì thì các thực phẩm dị ứng nên tránh xa.
Không nên ăn đồ chua: Đồ muối chua là thức ăn lên men làm cho khả năng đào thải suy yếu thận phải hoạt động nhiều khiến cho chức năng của thận bị suy giảm. Tình trạng nhiễm khuẩn, mẫn cảm khó kiểm soát. Bệnh nhân viêm da cơ địa cần tránh những loại thức ăn này nếu như không muốn tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

Kiêng những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Người bị viêm da không nên ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các món ăn dùng dầu chiên lại nhiều lần. Bởi trong những nhóm thực phẩm này chuyển hóa nhiều chất béo, dẫn tới tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Vì vậy, đây là loại thực phẩm top đầu trong danh sách viêm da cơ địa không nên ăn.
Tránh xa phụ gia và chất bảo quản thực phẩm: Những phụ gia thường được dùng tăng gia vị cho món ăn, đồ đóng hộp có chất bảo quản đều làm tăng khả năng gây mẩn đỏ, ngứa ngáy và kích ứng da. Do đó, người bệnh cần phải tránh xa những món ăn được chế biến sẵn đồng thời chọn lọc những thực phẩm xanh, sạch, hạn chế sử dụng bột ngọt trong các món ăn hàng ngày.
Các chất kích thích: Trong thành phần những thức uống như bia rượu, cà phê,… chứa nhiều hoạt chất kích thích có hại cho sức khỏe người bệnh và làm gia tăng các vấn đề về da liễu. Thế nên, trong thời gian chữa trị, người người cần hạn chế sử dụng các chất kích thích.
Không nên ăn thực phẩm lên men: Việc thường xuyên tiêu thụ những món ăn này, sẽ tích lũy nhiều vi khuẩn trong người, làm giảm khả năng đào thải độc tố của cơ thể và làm bệnh thêm trầm trọng hơn.
Phòng tránh viêm da cơ địa tái phát
Bệnh viêm da cơ địa do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị, có chế độ ăn uống thì người bệnh cũng nên áp dung một số biện pháp phòng tránh dưới đây:

- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, cắt hết móng tay để khi gãi không gây nên tình trạng trầy xước.
- Nên tắm nước ấm không nên dùng nước quá nóng. Bởi như vậy có thể khiến cho làn da bị kích ứng
- Tránh tiếp xúc với khói bụi thuốc lá, lông thực vật và thực phẩm gây dị ứng.
- Không nên sử dụng các loại xà phòng tắm quá mạnh, như vậy sẽ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bạn. Hãy chắc chắn là bạn đã rửa sạch hoàn toàn xà phòng trên da sau khi tắm xong.
- Nếu thời tiết hanh khô, cần sử dụng kem dưỡng ẩm cho da, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, môi trường sống cần phải sạch sẽ không bị ô nhiễm. Người nội trợ cần đeo găng tay khi rửa bát cũng như giặt quần áo để tránh tiếp xúc với xà phòng.
- Nếu như trong nhà bạn dùng máy điều hòa 2 chiều, cần dùng quạt phun hơi nước hoặc để chậu nước trong phòng. Điều này có vai trò quan trọng giúp tránh cho không khí quá khô nóng cũng là cách giúp phòng bệnh viêm da cơ địa.
- Không được gãi, vì gãi có thể để lại sẹo, vết thâm. Đối với trẻ em, hãy che chắn vùng da bệnh và cắt ngắn móng tay để chúng không làm tổn thương da.
- Sử dụng các loại quần áo thoáng mát, bề mặt mịn màng. Tránh mặc những quần áo thô cứng có thể gây cọ xát khiến cho những cơn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn hoặc chúng tạo cảm giác châm chích hoặc cọ xát gây trầy xước da.
- Khi thời tiết lạnh, cần tự bảo vệ bản thân và các thành viên trong gia đình bằng cách: Giữ ấm cho cơ thể, đeo khẩu trang, choàng khăn giữ ấm vùng cổ khi ra đường nhằm tránh gió lùa, bụi bẩn, tránh hít phải khói thuốc lá.

- Cần áp dụng một chế độ sinh hoạt khoa học, vận động hàng ngày nhằm tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Đối với những người mắc viêm da cơ địa cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín có tên tuổi có chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và điều trị hiệu quả.
- Tuân thủ theo đúng đơn thuốc, liều lượng và thời gian chữa trị của bác sĩ, người bệnh cần chăm sóc da phù hợp trong và sau khi điều trị bệnh. Không được tự ý bỏ thuốc giữa chừng nếu như muốn bệnh nhanh khỏi hơn.
Hy vọng, với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu và nắm rõ hơn về bệnh viêm da cơ địa. Từ đó biết cách điều trị, cũng như áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh một cách tốt nhất.